Khả năng giám sát là gì?

Trong các môi trường công nghệ hiện đại, khả năng giám sát là một quá trình trong đó sử dụng các công cụ phần mềm để phát hiện vấn đề bằng cách giám sát cả đầu vào và đầu ra của kiến trúc công nghệ. Đầu vào bao gồm các kiến trúc ứng dụng và cơ sở hạ tầng, trong khi đầu ra bao gồm các giao dịch kinh doanh, trải nghiệm người dùng và hiệu năng của ứng dụng.

Công cụ giám sát thu thập và phân tích nhiều loại dữ liệu khác nhau, bao gồm cả thông tin về hiệu năng và trạng thái của ứng dụng, các thước đo kinh doanh như tỷ lệ khách hàng chuyển đổi, tương quan trải nghiệm của người dùng và kết quả đo lường từ xa của hạ tầng và mạng để giải quyết các vấn đề trước khi chúng ảnh hưởng tới các KPI kinh doanh.

Tại sao các tổ chức đang chuyển sang sử dụng khả năng giám sát?

Các ứng dụng ngày càng sử dụng nhiều các thành phần hoặc dịch vụ trên các môi trường tại chỗ, theo mô hình phần mềm như là một dịch vụ và môi trường điện toán đám mây công cộng. Việc đó hình thành nên các môi trường hoạt động phân tán, làm gia tăng độ phức tạp và đặt ra nhiều thách thức mới.

Năng lực để tạo ra một trải nghiệm người dùng tốt trong khi vẫn kiểm soát được hiệu suất hoạt động cũng đòi hỏi nhiều tổ chức chuyển sang sử dụng khả năng giám sát.

Điều gì đang nâng cao nhu cầu về các giải pháp giám sát?

Nhu cầu về các giải pháp giám sát được quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau xuất phát từ nhu cầu ngày càng cao về các dịch vụ số cũng như độ phức tạp ngày càng cao của các ứng dụng và hệ thống CNTT.

Những yếu tố này bao gồm:

  • Số lượng ứng dụng mà các tổ chức phải quản lý đạt mức cao kỷ lục nhưng vẫn tiếp tục gia tăng.
  • Kỳ vọng của người dùng cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại, trong khi khách hàng đang nhanh chóng thay đổi các công cụ do trải nghiệm không như mong đợi.
  • Các nhóm phát triển liên tục hiện đại hóa các ứng dụng để rút ngắn các chu kỳ phát hành và nâng cấp.
  • Hiện nay, các bộ phận CNTT phải quản lý cả ứng dụng truyền thống và ứng dụng điện toán đám mây.
  • Mức độ sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây và API của bên thứ ba cũng gia tăng.

Các yếu tố đó dẫn đến độ phức tạp, làm tăng các mối quan hệ phụ thuộc và các điểm lỗi trong một cơ sở hạ tầng phân tán. Một  khảo sát của Cisco với hơn 1.000 người có thẩm quyền ra quyết định về CNTT cho thấy tốc độ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số gia tăng nhanh chóng trong thời gian đại dịch và điều đó dẫn đến sự gia tăng về độ phức tạp của môi trường CNTT.

Đến lượt mình, điều đó làm tăng lượng dữ liệu được tạo ra trong kiến trúc công nghệ, từ ứng dụng cho tới cơ sở hạ tầng hay mạng và môi trường bảo mật. Hiện nay, các tổ chức đang phải đối mặt với tình huống độ phức tạp vượt khỏi tầm kiểm soát của con người, bao gồm cả:

Thiếu thông tin

  • 75% số chuyên gia công nghệ toàn cầu cho biết hiện nay họ phải đối mặt với độ phức tạp về mặt CNTT cao hơn bao giờ hết.
  • Họ còn gặp khó khăn với lượng dữ liệu khổng lồ mà không có đủ nguồn lực và sự hỗ trợ cần thiết để khai thác được thông tin từ những dữ liệu đó.
  • Thông tin thời gian thực về ứng dụng và nghiệp vụ rất hạn chế và 85% số chuyên gia công nghệ cho biết việc loại bỏ dữ liệu nhiễu để xác định được nguyên nhân gốc vẫn tiếp tục là một thách thức lớn khi lượng dữ liệu gia tăng.

Không thể phân loại ưu tiên các hành động

  • 96% số chuyên gia công nghệ cho biết sẽ có những hậu quả tiêu cực trừ khi họ có được thông tin chính xác về hiệu năng của toàn bộ kiến trúc công nghệ và cách mà nó ảnh hưởng tới hiệu năng ứng dụng.

Giám sát là gì và được sử dụng khi nào?

Trước khi khả năng giám sát xuất hiện, việc theo giám sát huống sử dụng là giải pháp tất yếu để phát hiện các vấn đề của hệ thống. Các cách tiếp cận về giám sát thường tập trung vào việc xác định các vấn đề của hệ thống bằng cách theo dõi các chỉ số hiệu năng chính (KPI), độ sẵn sàng của hệ thống và mức độ sử dụng mạng. Ba hình thức giám sát tình huống sử dụng bao gồm:

APM

  • Theo dõi hiệu năng ứng dụng (Application performance monitoring (APM) thông qua lấy mẫu và tổng hợp dữ liệu liên quan đến các ứng dụng và hệ thống hoạt động trong những khoảng thời gian nhất định. Dữ liệu này được gọi là kết quả đo lường từ xa và có thể được sử dụng để phát hiện các vấn đề về hiệu năng.
  • APM xem xét số liệu đo lường từ xa liên quan đến các tham số có thể chấp nhận được và báo cáo kết quả để bộ phận hỗ trợ có thể phát hiện những ngoại lệ và đưa ra hành động khắc phục cần thiết. Dữ liệu đo lường từ xa phổ biến có thể được phân loại bằng chữ viết tắt MELT: M (metrics-thước đo), E (events-sự kiện), L (logs-bản ghi), và T (traces-dấu vết).

Giám sát cơ sở hạ tầng và môi trường điện toán đám mây

  • Giám sát cơ sở hạ tầng sử dụng công nghệ tự động hóa để thu thập thông tin liên quan đến hiệu năng của các thành phần của hệ thống và cơ sở hạ tầng. Điều đó thường tập trung vào các tiêu chí mức độ sử dụng tài nguyên máy chủ. Có thể cảnh báo về mức độ sử dụng tài nguyên máy chủ phát sinh từ các tham số để góp phần tối ưu hóa hiệu quả sử dụng máy chủ.
  • Trong một số trường hợp, các công cụ theo dõi cơ sở hạ tầng gắn với một số sản phẩm cụ thể, thay vì bao trùm tất cả các phần tử của một hệ thống. Hoạt động theo dõi cơ sở hạ tầng thu thập và báo cáo dữ liệu từ các thành phần hệ thống và có thể phát hiện vấn đề nhưng không đưa ra khuyến nghị về cách giải quyết vấn đề.

Theo dõi mạng và hạ tầng Internet

  • Việc theo dõi mạng, bao gồm cả các dịch vụ của bên thứ ba, cho phép các nhà quản trị mạng nhận dữ liệu thời gian thực liên quan đến chức năng mạng. Các công cụ được sử dụng để theo dõi chức năng mạng thường tập trung vào các tiêu chí như thời gian hoạt động liên tục, lưu lượng và mức độ sử dụng băng thông.

Các giải pháp giám sát mạng hoạt động như thế nào?

Thông thường, các giải pháp giám sát cũng sẽ giám sát cả thiết bị được kết nối vào mạng. Chúng có thể phát hiện sự cố thiết bị hoặc lỗi kết nối và cung cấp thông tin cập nhật về trạng thái mạng. Các công cụ giám sát mạng thường sử dụng các giao thức vận hành để đánh giá chức năng mạng nhằm báo cáo về bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hiệu năng.

Một số ví dụ về các giải pháp giám sát?

Giám sát Microservices Container và Kubernetes đặt ra yêu cầu cơ bản và đo lường trạng thái trên các microservice và container liên quan, bao gồm cả Kubernetes, Docker và AWS để nâng cao hiệu quả hoạt động và tổ chức. Điều đó cho phép các nhóm làm việc hiển thị bằng hình ảnh các môi trường container và Kubernete ở cấp độ hệ thống và đi sâu vào các microservice nhất định để giải quyết các vấn đề ảnh hưởng tới hiệu năng và độ tin cậy của ứng dụng.

Tại sao cần vượt khỏi phạm vi giám sát phân hệ thông thường?

Mặc dù các giải pháp giám sát thông thường vẫn có ý nghĩa nhất định trong môi trường của một số tổ chức, chúng chỉ cung cấp được thông tin manh mún, hạn chế về các ứng dụng phân tán, cả ứng dụng được quản lý và không được quản lý có thể ảnh hưởng tới trải nghiệm kỹ thuật số chung. Ví dụ như, có thể chỉ có thông tin hạn chế về các dịch vụ ứng dụng, mạng, cơ sở hạ tầng, môi trường điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu và bản ghi nhật ký dữ liệu.

Các công cụ giám sát gửi cảnh báo cho các nhóm làm việc khi xảy ra vấn đề có thể ảnh hưởng tới hiệu năng. Tuy nhiên, những công cụ này bị hạn chế về khả năng cho biết việc hiệu năng trong mỗi phân hệ gây ảnh hưởng như thế nào đến các giao dịch ứng dụng và hoạt động kinh doanh. Trong các ứng dụng điện toán đám mây phân tán, việc có nhiều quy trình và hệ thống khác nhau làm cho hoạt động giám sát trở nên kém hiệu quả trong việc duy trì chức năng tối ưu của hệ thống.

Đó là những lý do tại sao việc chỉ đơn thuần giám sát là không đủ:

  • Giải pháp giám sát truyền thống chỉ mang đến cho bộ phận CNTT khả năng biết được trạng thái hoạt động bình thường bằng cách cung cấp cho họ thông tin về mức yêu cầu cơ bản, quy tắc về trạng thái và cảnh báo khi có vấn đề phát sinh trong phân vùng của họ.
  • Người dùng không thấy được tác động mà các vấn đề gây ra đối với trải nghiệm ứng dụng tổng thể hoặc tác động của nó đối với hoạt động kinh doanh.
  • Kỳ vọng về công nghệ hiện nay cao hơn bao giờ hết. Việc không chấp nhận các sự cố công nghệ đồng nghĩa với việc bộ phận CNTT không còn có thể dựa vào các công cụ thụ động nữa.
  • Các nhóm làm việc cần quản lý hiệu suất và tính khả dụng của các ứng dụng hiện đại trên toàn bộ nền tảng công nghệ, bao gồm cả cơ sở hạ tầng nền tảng và trải nghiệm người dùng.
  • Việc đáp ứng nhu cầu và mong đợi của người dùng cuối đối với các dịch vụ kỹ thuật số đồng nghĩa với việc nhiều nhóm làm việc như: DevOps, AppOps, NetOps, InfraOps và SecOps đều tham gia vào việc tối ưu hóa hiệu suất và bảo mật cho mọi trải nghiệm kỹ thuật số.

Nguồn gốc của thuật ngữ khả năng giám sát là gì?

Khả năng giám sát là một khái niệm bắt nguồn từ lý thuyết điều khiển, dùng để chỉ mức độ mà điều kiện bên trong của một hệ thống phức tạp có thể hiểu được mà bạn chỉ cần biết đầu ra của nó. Theo lý thuyết đó, mức độ quan sát càng cao thì việc chuyển từ chẩn đoán vấn đề sang tìm nguyên nhân và giải quyết vấn đề càng dễ dàng.

Khả năng giám sát ban đầu được áp dụng trong bối cảnh kỹ thuật, trong đó nó được sử dụng như một phương thức để phát hiện các vấn đề bằng việc điều khiển tự động các hệ thống động.

Trong bối cảnh thực tiễn hoạt động CNTT hiện nay, khả năng giám sát đề cập đến việc hiểu được chức năng của hệ thống toàn cầu để giảm thiểu các vấn đề cản trở hoạt động của hệ thống, cả bằng cách chủ động thực hiện các thay đổi để ngăn ngừa không để xảy ra vấn đề và nhanh chóng giải quyết các vấn đề đó khi chúng xảy ra.

khả năng giám sát và giám sát phân vùng khác nhau như thế nào?

Khả năng giám sát khác với giám sát phân vùng bằng khả năng cho phép người dùng theo dõi nhiều quy trình trên các môi trường hoạt động phức tạp. các công cụ giám sát xác định các yếu tố đằng sau bất kỳ vấn đề nào xảy ra trong hệ thống phân tán, giúp giải quyết chúng dễ dàng hơn. Giải pháp toàn diện nhất trong số các giải pháp này cung cấp khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc để giúp bạn hiểu sâu hơn về các vấn đề tiềm ẩn trên toàn bộ danh mục ứng dụng và cơ sở hạ tầng của bạn.

Cho dù phạm vi của chúng là gì đi nữa, các công cụ giám sát thường liên kết với các công cụ đo lường được sử dụng để thu thập dữ liệu đo từ xa từ các hệ thống phân tán. Dữ liệu này có thể được tương quan với nhau để cho phép hiển thị theo trình tự thời gian, qua đó xác định ngữ cảnh của các sự kiện xảy ra trong hệ thống.

Ngoài ra, cảnh báo tự động có thể được bật để gửi cảnh báo cho người vận hành hệ thống khi xảy ra sự cố hệ thống. Các công cụ học máy cũng có thể được sử dụng để sàng lọc dữ liệu nhằm ưu tiên những sự cố cần được phản hồi nhanh chóng bằng cách nâng cấp trạng thái thông báo.

Tại sao các tổ chức nên sử dụng các công cụ giám sát?

Trong các ứng dụng đám mây phân tán, sự đa dạng của các quy trình và hệ thống liên quan có thể gây ra sự cố theo những cách không mong muốn, do đó, việc chỉ theo dõi các chỉ số đã chọn thường không đủ để phát hiện sự cố trước khi chúng xảy ra.

Trong các hệ thống này, các yêu cầu liên quan đến microservice có thể tạo ra phản ứng dây chuyền của các thông báo được gửi tới các dịch vụ liên quan, gây khó khăn cho việc sử dụng các công cụ giám sát để chẩn đoán chính xác những gì đã xảy ra khi xảy ra lỗi hệ thống.

Việc chẩn đoán chính xác vấn đề còn phức tạp hơn, các ứng dụng được phát triển bằng phương pháp Agile, DevOps, microservice, container và các kỹ thuật phát triển hiện đại khác thường bao gồm việc triển khai nhanh chóng các thành phần ứng dụng, thường sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình. Bằng cách theo dõi một loạt các sự kiện liên quan đến chức năng hệ thống, các công cụ giám sát có thể phát hiện các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng tác động đến việc phân phối hệ thống.

Bối cảnh được cung cấp bởi các công cụ giám sát cho phép các thành viên trong nhóm làm việc liên quan xem bất kỳ thay đổi nào về hiệu năng hệ thống theo thời gian cũng như cách những thay đổi đó tương quan với những thay đổi khác, thường sử dụng các báo cáo và trang thông tin tổng quan trực quan, dễ hiểu. Các công cụ này cũng có thể báo cáo về các liên kết giữa các phần tử hệ thống có liên quan đến vấn đề, xác định mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau cần được kiểm tra để giúp giải quyết vấn đề.

Những hạn chế của các công cụ giám sát phân vùng cụ thể là gì?

Các công cụ giám sát có thể hữu ích nhưng nếu chúng không bao trùm tất cả các ứng dụng trong kiến trúc công nghệ của bạn, nó có thể cản trở nỗ lực trong việc chủ động xác định và giải quyết các vấn đề. Khi các công cụ này thiếu khả năng cung cấp dữ liệu thời gian thực từ tất cả các thành phần trong hệ thống của bạn, cho phép hành động ngay lập tức khi xác định được các khu vực cần quan tâm, các điểm mù tạo thành có thể gây ra các sự cố không mong muốn trên hệ thống.

Điều đó có thể gây ra các vấn đề mà hoạt động giám sát của bạn không phát hiện được, tạo ra kiểu kỳ vọng của khách hàng và gây ra các vấn đề về hiệu quả hoạt động có thể tránh được bằng khả năng giám sát. Để thực hiện tối ưu hóa hệ thống toàn diện, các công cụ giám sát phải có thể hoạt động với tất cả các khuôn khổ và ngôn ngữ trong môi trường của bạn, bao gồm cả nền tảng container của bạn và bất kỳ ứng dụng có liên quan nào khác.

Khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc là gì?

Khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc bao gồm các yếu tố tiêu chuẩn của khả năng giám sát cộng với các tính năng bổ sung, cho phép bạn giám sát tất cả các khía cạnh của hệ thống trên các phân hệ ứng dụng, mạng và cơ sở hạ tầng. Khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc chính là một bước phát triển vượt ra ngoài phạm vi giám sát truyền thống vốn bị hạn chế bởi các phân vùng. Phương pháp tiếp cận của chúng tôi cung cấp khả năng hiển thị, thông tin chi tiết và hành động trên toàn bộ kiến trúc, từ API cho đến thiết bị vật lý và trên tất cả các loại dữ liệu.

Khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc cung cấp một cái nhìn toàn diện về các môi trường phân tán, cho phép bạn xác định vị trí phát sinh lỗi hệ thống và giải quyết vấn đề ngay lập tức. Bằng cách ghi lại cách các phần tử khác nhau của các hệ thống phức tạp tương tác, phương pháp này cho phép bạn giải quyết các vấn đề liên quan đến hiệu năng một cách nhanh chóng hơn và xác định các khu vực cần quan tâm trước khi các vấn đề phát sinh.

Khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc giúp đạt được mục tiêu tối ưu hóa việc phát triển và quản lý các ứng dụng và môi trường điện toán đám mây phân tán.

Các giải pháp phần mềm giám sát toàn bộ kiến trúc được thiết kế để tích hợp với tất cả các ứng dụng trong kiến trúc của bạn. Chúng phải có khả năng liên thông hoạt động với tất cả các khuôn khổ và ngôn ngữ trong môi trường của bạn, bao gồm cả nền tảng container và bất kỳ ứng dụng có liên quan nào khác. Điều đó cho phép thu thập thông tin trên các kiến trúc và môi trường hoạt động để cung cấp thông tin kịp thời, toàn diện và được lọc chính xác dành cho các bộ phận CNTT.

Tại sao cần có Khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc?

Các kỹ thuật phát triển hiện đại và độ phức tạp của hệ thống mang đến một tình huống ứng dụng các công cụ giám sát toàn kiến trúc. Việc chỉ giám sát từng phân hệ là không đủ cho môi trường hiện đại, phân tán. Các doanh nghiệp cần có khả năng giám sát toàn diện để kiểm soát độ phức tạp và loại bỏ các điểm mù liên quan đến môi trường ứng dụng hiện đại.

Khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc tương quan toàn bộ kiến trúc với các chỉ số hiệu năng ứng dụng của khách hàng, các giao dịch kinh doanh và cuối cùng là các chỉ số hiệu suất chính (KPI) cho doanh nghiệp của họ.

Mối liên hệ này với kết quả là rất quan trọng, vì gần ba phần tư (73%) người tham gia khảo sát lo ngại rằng việc không thể tương quan hiệu năng CNTT với kết quả kinh doanh sẽ gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của họ. Trong tương lai, việc tương quan khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc với kết quả kinh doanh theo thời gian thực sẽ là yếu tố cần thiết để mang lại trải nghiệm kỹ thuật số tốt nhất đồng thời tăng tốc độ chuyển đổi số.

Lợi ích của Khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc là gì?

Khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc cho phép bạn biết rõ vị trí xảy ra vấn đề, tại sao nó lại xảy ra và ưu tiên các hành động bạn cần thực hiện dựa trên tác động đến doanh nghiệp của bạn.

Lợi ích chính này cho phép bạn tối ưu hóa hiệu suất, chi phí và bảo mật trên các môi trường hỗn hợp và đa đám mây cho các ứng dụng gốc truyền thống và đám mây. Khả năng hiểu sâu sắc về tình trạng bên trong của ứng dụng, cùng với dữ liệu chính xác liên quan đến lỗi hệ thống, làm cho khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc trở thành yếu tố chính để mang lại kết quả tốt hơn.

Lợi ích của phương pháp này có thể được tóm tắt như sau:

Cảnh báo nâng cao

  • Các nhà phát triển có thể biết được các vấn đề nhanh hơn và nhận được dữ liệu chi tiết hơn liên quan đến các thay đổi đã xảy ra trong hệ thống, giúp dễ dàng giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề.

Cải thiện thông tin về hệ thống

  • Thu thập dữ liệu chính xác theo thời gian thực liên quan đến ứng dụng bị lỗi khi hiệu suất hệ thống bị ảnh hưởng, giúp các nhà phát triển thu hẹp vị trí xảy ra sự cố hoặc vấn đề làm suy giảm hiệu năng hệ thống.

Tăng tốc độ phát triển

  • Việc chẩn đoán và giải quyết vấn đề nhanh chóng có được nhờ khả năng giám sát toàn bộ kiến trúc góp phần làm tăng tốc độ phát triển phần mềm, tiết kiệm chi phí và giúp các nhà phát triển có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc cung cấp các tính năng sản phẩm cải tiến. Cung cấp cho các nhà phát triển một cái nhìn toàn cầu chính xác hơn về toàn bộ kiến trúc hệ thống, bao gồm các ứng dụng và dịch vụ của bên thứ ba, giúp họ hiểu rõ hơn về hiệu suất hệ thống, qua đó có thể cải tiến thiết kế sản phẩm.

Quy trình làm việc được nâng cấp

  • Khả năng hiển thị toàn bộ lịch sử của một yêu cầu từ đầu đến cuối giúp các nhà phát triển dễ dàng gỡ lỗi và giải quyết các vấn đề trong môi trường máy tính phân tán. Điều đó giúp tiết kiệm thời gian, cải thiện quy trình làm việc và loại bỏ yêu cầu phải liên hệ với các nhà cung cấp bên thứ ba để thu thập thông tin về Hiệu năng ứng dụng hoặc trách nhiệm của máy chủ.

Cải thiện cơ hội cộng tác

  • Hoạt động cộng tác cũng được hưởng lợi từ thông tin tổng thể về một hệ thống được cung cấp bởi khả năng giám sát toàn bộ, giúp các thành viên trong nhóm và đối tác hiểu rõ hơn về cách các yếu tố khác nhau tương tác và cách hệ thống hoạt động theo thời gian.
  • Điều đó cho phép người vận hành hệ thống, nhà phát triển, nhà phân tích, kỹ sư và người quản lý dự án làm việc cùng nhau dễ dàng hơn để giải quyết vấn đề, thấu hiểu hiệu suất và cải tiến thiết kế hệ thống. Tất cả các bên quan tâm có thể xem xét bản ghi chi tiết về các lỗi hệ thống mà các công cụ này tạo ra, tránh được những bất đồng về nguyên nhân của các sự cố trong hệ thống.